1 tháng Một: Hôm nay chúng ta hãy khẩn xin Mẹ Thiên Chúa, Đấng tập họp chúng ta lại với nhau thành một dân tộc có lòng tin. Ôi lạy Mẹ, xin hãy tạo sinh niềm hy vọng trong chúng con và mang đến cho chúng con sự hiệp nhất. Người nữ của ơn cứu độ, chúng con xin phó thác năm nay cho Mẹ. Xin Mẹ ghi nhớ trong lòng. http://w2.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2020/documents/papa-francesco_20200101_omelia-madredidio-pace.html …
1 tháng Một: Xin Mẹ Maria, Thân mẫu của Thái tử Hòa bình và là Mẹ của mọi dân tộc trên mặt đất, đồng hành và gìn giữ chúng ta trong mọi bước đi trên hành trình hòa giải. http://w2.vatican.va/content/francesco/en/messages/peace/documents/papa-francesco_20191208_messaggio-53giornatamondiale-pace2020.html …
2 tháng Một: Chúa Giê-su, hài nhi mới sinh, được phản ánh trên khuôn mặt của Mẹ Người. Người đón nhận sự chăm sóc đầu tiên từ Mẹ; Người trao tặng những nụ cười đầu đời với Mẹ, cùng với Mẹ bắt đầu cuộc cách mạng lòng nhân hậu. Nhìn vào Hài nhi Giê-su, Giáo hội được kêu gọi phải tiếp tục cuộc cách mạng đó.
2 tháng Một: Chúng ta hãy xin ơn biết sống năm nay với mong muốn quan tâm đến tha nhân và chăm sóc cho họ.
3 tháng Một: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11:28). Sứ điệp Ngày Thế giới Bệnh nhân XXVIII http://w2.vatican.va/content/francesco/en/messages/sick/documents/papa-francesco_20200103_giornata-malato.html …
3 tháng Một: Ơn cứu độ là danh thánh Chúa Giê-su. Chúng ta phải làm chứng cho điều này: Người là Đấng Cứu độ duy nhất.
4 tháng Một: Chúng ta phải tin rằng người khác cần có hòa bình cũng như chúng ta. Sẽ không đạt được hòa bình nếu không có hy vọng về nó. Chúng ta hãy xin Chúa ban ơn hòa bình!
5 tháng Một: Đây là ý nghĩa của Giáng sinh. Nếu Chúa tiếp tục đến giữa chúng ta và ban tặng cho chúng ta món quà Lời Người, thì mỗi người chúng ta có thể đáp lại tiếng gọi này: nên thánh trong sự yêu thương. #Angelus
[Nguồn: https://twitter.com/Pontifex]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 6/1/2020]
6 tháng Một: #Tin mừng trong ngày (Mt 2:1-12) dạy chúng ta rằng, khi chúng ta không tôn thờ Thiên Chúa, chắc chắn chúng ta sẽ tôn thờ bản thân. Đây là một nguy cơ lớn: chúng ta lợi dụng Thiên Chúa thay vì phục vụ Người.
6 tháng Một: Tôn thờ có nghĩa là tập trung vào điều quan trọng: xa lánh những điều vô ích và những thói hư tật xấu làm tê liệt tâm hồn và u mê tâm trí.
6 tháng Một: Cũng như các Đạo sĩ, qua việc thờ phụng chúng ta sẽ khám phá ra ý nghĩa hành trình của chúng ta. Và cũng giống như các Đạo sĩ, chúng ta cũng sẽ trải nghiệm “niềm vui lớn lao” (Mt 2:10).
7 tháng Một: Tôi xin gửi tâm tình đặc biệt đến những anh em thuộc các Giáo hội Đông phương, Công giáo và Chính thống giáo, hôm nay mừng Giáng sinh của Chúa. Tôi xin chúc tất cả anh em ánh sáng và bình an của Đức Ki-tô Cứu thế.
7 tháng Một: Quá nhiều người sống mà không hiểu những gì đang diễn ra trong tâm hồn họ. Chúng ta hãy xin ơn được ở lại trong Chúa và nhận biết được Thần Khí của Chúa khác biệt với tinh thần của thế gian, để tâm hồn chúng ta có thể trở thành điểm gặp gỡ giữa Thiên Chúa và chúng ta. #HomilySantaMarta
8 tháng Một: Sự tôn thờ gồm có trong việc thoát ly khỏi hình thức tù đày lớn nhất: nô lệ cho bản thân. Tôn thờ có nghĩa là đặt Chúa vào trung tâm, không phải là bản thân chúng ta.
8 tháng Một: Tôn thờ có nghĩa là dâng lên Chúa đời sống của chúng ta, và cho phép Người đi vào đời sống đó. Nó có nghĩa là để cho sự an ủi của Người xuống trần gian, và cho phép bản thân chúng ta được bao trùm bởi tình yêu dịu dàng của Người.
9 tháng Một: Nếu chúng ta không có hòa bình trong lòng, làm sao chúng ta nghĩ rằng sẽ có hòa bình trên thế giới? Chúng ta hãy cố gắng ở lại trong Chúa, và con đường để thực hiện điều đó là yêu thương, và yêu thương trong những điều nhỏ bé. #HomilySantaMarta
9 tháng Một: Hy vọng không phải là điều không tưởng và hòa bình là một sự thiện luôn có thể đạt được.
http://w2.vatican.va/content/
10 tháng Một: Trong việc thờ phụng, chúng ta học cách gạt bỏ những gì không nên thờ phụng: thần tiền bạc, thần tiêu dùng, thần khoái lạc, thần thành công, thần cái tôi.
10 tháng Một: Thờ phụng có nghĩa là cúi mình thật sâu trước Đấng Tối Cao và khám phá trước sự hiện diện của Người rằng sự vĩ đại của cuộc sống không nằm trong việc sở hữu, nhưng trong sự yêu thương.
[Nguồn: https://twitter.com/Pontifex]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 11/1/2020]
11 tháng Một: Tôn thờ không có nghĩa là đến với Chúa Giê-su với một danh mục những điều xin này điều kia, nhưng với một yêu cầu duy nhất: ở lại với Người. Trong sự tôn thờ, chúng ta cho phép Chúa Giê-su chữa lành và biến đổi chúng ta.
11 tháng Một: Trong sự tôn thờ, chúng ta để cho Chúa biến đổi chúng ta bằng tình yêu của Người, để thắp lên ánh sáng giữa bóng tối của chúng ta, để ban cho chúng ta sức mạnh trong sự yếu đuối và lòng can đảm giữa những thử thách.
12 tháng Một: Trong ngày Lễ #Chúa chịu Phép Rửa, chúng ta tái khám phá Phép Rửa của mình. Cũng như Chúa Giê-su là người Con chí ái của Chúa Cha, chúng ta cũng vậy, được tái sinh bởi nước và Chúa Thánh Thần, biết rằng chúng ta là những đứa con được yêu thương của Chúa, là anh chị em giữa những anh chị em khác.
13 tháng Một: Trong đời sống Ki-tô hữu, biết thôi là chưa đủ: nếu chúng ta không bước ra khỏi con người của mình, nếu chúng ta không tôn thờ, chúng ta không thể biết được Thiên Chúa. Đời sống Ki-tô hữu là một câu chuyện tình với Thiên Chúa.
14 tháng Một: Chúa Giê-su có uy quyền vì luôn có sự kiên định trong những điều Người dạy và việc Người làm, trong cách Người sống. Uy quyền được nhìn thấy trong điều này: sự kiên định và chứng tá. #HomilySantaMarta
15 tháng Một: Xin Chúa Thánh Thần làm hồi sinh trong mỗi chúng ta tiếng gọi trở thành những người rao giảng phúc âm can đảm và hân hoan. #GeneralAudience
[Nguồn: https://twitter.com/Pontifex]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 16/1/2020]
16 tháng Một: Thiên Chúa quá giàu lòng xót thương, Người can dự vào các vấn đề của chúng ta. Chúng ta hãy thường xuyên lặp lại lời cầu nguyện đơn sơ này: Lạy Chúa, con là kẻ có tội, xin thương xót con, xin dủ lòng thương con. #HomilySantaMarta
17 tháng Một: Chúa Giê-su nhìn người bị bại liệt và chú ý vào điều quan trọng: “Tội của con đã được tha.” Sức khỏe thân xác là một món quà mà chúng ta phải giữ gìn và Chúa dạy chúng ta rằng chúng ta cũng phải gìn giữ sức khỏe tâm hồn, sức khỏe tinh thần. #HomilySantaMarta
18 tháng Một: Người có đức tin cảm thấy rất cần có Chúa, trong sự nhỏ bé của mình, chúng ta buông bỏ bản thân, hoàn toàn tín thác vào Người.
19 tháng Một: Chúng ta hãy dừng lại trang #Tin mừng hôm nay (Ga 1,29-34), thậm chí chiêm ngắm ảnh Đức Ki-tô, Chiên Thiên Chúa, để giải thoát chúng ta khỏi sự ác. Vâng, chúng ta vẫn là những tội nhân nghèo nàn nhưng không còn là nô lệ, không phải vậy, nhưng là những đứa con, con cái Thiên Chúa!
20 tháng Một: Là người Ki-tô hữu không có nghĩa là bảo vệ bản thân với một hệ tư tưởng để lên đường. Là người Ki-tô hữu tức là được tự do, vì chúng ta có lòng tin tưởng, vì chúng ta vâng nghe Lời Chúa. #HomilySantaMarta.
[Nguồn: https://twitter.com/Pontifex]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 21/1/2020]